Cách xây dựng sứ mệnh của Doanh nghiệp

Khái niệm: Sứ mệnh là bản tuyên ngôn của doanh nghiệp có giá trị lâu dài về thời gian, để phân biệt giữa doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác, nhằm thể hiện niềm tin, mục đích triết lý và nguyên tắc kinh doanh của doanh nghiệp, khẳng định lý do ra đời và tồn tại của một doanh nghiệp.

Vai trò của sứ mệnh

Theo tổ chức King & Cleland, việc xác định sứ mệnh đúng đắn đóng vai trò quan trọng trong sự thành công của một doanh nghiệp vì:

(1) Nó đảm bảo sự nhất trí về mục đích trong nội bộ doanh nghiệp.

(2) Nó cung cấp một cơ sở hoặc tiêu chuẩn để phân phối các nguồn lực của doanh nghiệp.

(3) Nó tạo ra tiếng nói chung, là trung tâm điểm để mọi người đồng tình với mục đích và phương hướng của doanh nghiệp.

(4) Nó tạo điều kiện để chuyển mục đích của doanh nghiệp thành mục tiêu thích hợp, chuyển mục tiêu thành các chiến lược và biện pháp hoạt động

(5) Nó tạo cơ sở cho việc lựa chọn đúng đắn các mục tiêu và các chiến lược của doanh nghiệp.

(6) Nó tạo lập và củng cố hình ảnh của doanh nghiệp trước công chúng, tạo sự hấp dẫn đối với các đối tượng hữu quan (khách hàng, nhà cung cấp, ngân hàng, nhà nước…).

su-menh

Nội dung của một bản sứ mệnh

Theo Fred David một bản tuyên bố nhiệm vụ xoay quanh 9 nội dung sau:

Khách hàng: ai là người tiêu thụ sản phẩm của công ty?

Sản phẩm/dịch vụ: của công ty là gì?

Thị trường: của công ty ở đâu?

Công nghệ: công ty sử dụng công nghệ gì và công nghệ có là mối quan tâm hàng đầu của công ty không?

Quan tâm tới vấn đề sống còn, phát triển và khả năng sinh lời: công ty có quá ràng buộc với những mục tiêu kinh tế hay không?

Triết lý: đâu là niềm tin cơ bản, giá trị, nguyện vọng và các ưu tiên triết lý của công ty?

Tự đánh giá: năng lực đặc biệt hay ưu thế cạnh tranh của công ty là gì?

Quan tâm đối với hình ảnh cộng đồng: đây có phải mối quan tâm chủ yếu của công ty không?

Quan tâm đối với nhân viên: thái độ của công ty đối với nhân viên như thế nào?

Ví dụ tuyên bố sứ mệnh của công ty GCC Việt Nam:

  • Đối với khách hàng là cá nhân đang cần cải thiện khả năng bán hàng: Luôn giữ vững vai trò là người đồng hành-Không chỉ giúp họ có kỹ năng, công cụ mà còn trang bị cho họ Tư Duy (mindset) về phát triển con người để có thể phát triển đột phá trong kinh doanh.
  • Đối với khách hàng là Doanh nghiệp: Luôn đóng vai trò là 1 đối tác uy tín – Không chỉ cung cấp sản phẩm đào tạo nhân sự bán hàng chất lượng mà còn song hành để cùng phát triển Doanh nghiệp
  • Đối với nhân sự trong nội bộ công ty: Tạo ra môi trường thân thiện- hạnh phúc và cùng nhau chinh phục những mục tiêu phát triển bản thân
  • Đối với xã hội: Phát triển công ty dựa trên việc giải quyết nhu cầu và tạo ra giá trị cho xã hội.Cụ thể: Giải quyết vấn đề việc làm cho lao động thất nghiệp, tăng thu nhập cho người làm nghề bán hàng, tăng giá trị xã hội thông qua việc giúp các doanh nghiệp khác phát triển đội ngũ kinh doanh.

 

Tài liệu tham khảo: Internet

Comments are closed.